Trong một thập kỷ trở lại đây, những người yêu thích Yoga thường quan tâm và tìm kiếm rất nhiều về kiến thức định tuyến trong tập luyện Yoga. định tuyến trong Yoga được biết đến như một tấm bùa hộ mệnh cho việc tập luyện Yoga an toàn và phòng tránh khỏi những chấn thương không đáng có. Vậy, bạn có biết định tuyến Yoga bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sức khỏe của hệ mạc cơ trong cơ thể bạn không?
1. Mạc và định tuyến tư thế trong tập luyện
Nếu như tại Việt Nam, định tuyến Yoga được biết đến khoảng gần một thập kỷ trở lại đây, thì mạc chỉ mới được giới Yoga và tập luyện thể thao biết đến trong khoảng 2-3 năm gần đây mà thôi! Tuy nhiên, mạc lại mở ra một nguồn kiến thức mới vô tận về khả năng vận động của cơ thể con người. Người ta đã quá quen với các khái niệm về định tuyến để bảo vệ cơ thể khi tập luyện như vai phải thẳng hàng với cổ tay trong tư thế tấm ván, hay đầu gối phải giữ vuông góc với cổ chân trong tư thế chiến binh 1,… nhưng ít ai hiểu được rằng để cơ thể đạt được định tuyến đó thì cần có một hệ mạc cơ khỏe mạnh, linh hoạt, vững vàng.
Việc chú trọng quá nhiều đến định tuyến làm cho người tập mất đi sự kết nối với cơ thể, ngược lại, họ chỉ chăm chăm vào hình dáng tư thế theo khuôn mẫu chuẩn định tuyến. Ít có người hiểu được rằng: nếu cơ và hệ mạc cơ chưa thật sự khỏe nhưng chú trọng quá nhiều vào định tuyến nhằm thoát khỏi nỗi sợ hãi bị chấn thương; cuối cùng thì việc giữ đúng định tuyến cũng là một cực hình đối với bản thân, và đôi khi, nó đem đến cho bạn những rắc rối không đáng có về chấn thương hay sai lệch cơ thể, nỗi sợ hãi của bạn trở thành sự thật mặc dù bạn đã cố gắng để tránh nó!
Xem thêm: Mạc là gì ?
2. Những gì tôi theo đuổi bấy lâu về định tuyến trong Yoga là sai sao?
Để làm rõ hơn vấn đề này, bạn hãy quay về với một khái niệm bạn đã từng được tiếp xúc khi học về định tuyến và các quy luật của cơ thể. Đâu đó ắt hẳn bạn đã từng nghe về “quy luật bù trừ”: những phần mạnh trên cơ thể sẽ đảm đương thay những phần yếu của cơ thể để giúp bạn thực hiện một tư thế hoàn chỉnh. Tất nhiên, bạn cũng được biết tác dụng phụ của việc lạm dụng nó để đảm bảo thực hiện một tư thế chuẩn theo khuôn mẫu sẽ khiến cho cơ thể của bạn bị sai lệch.
Ở đây, chúng ta không nói việc tuân theo định tuyến là sai, tuy nhiên, nếu hệ mạc cơ của bạn chưa đủ khỏe để đáp ứng định tuyến, thì trước tiên, bạn cần chăm sóc cho hệ mạc cơ của mình, sử dụng các bài tập tổ hợp toàn diện cho hệ mạc cơ để “tấm lưới phủ cơ thể” được giũ phẳng và tối ưu khả năng vận động của nó. Nếu chỉ chú trọng vào định tuyến mà quên đi hệ mạc cơ, bạn vào thế sẽ rất khó khăn để đạt được hình mẫu, chưa kể bạn đã vô tình kích hoạt tác dụng phụ của quy luật bù trừ ( bộ phận mạnh hơn sẽ “ăn gian” dùm bạn để thực hiện bù trừ) mà chính bạn đôi khi cũng không ngờ tới.
Khi bạn hiểu về mạc cơ, bạn sẽ hiểu mỗi người chúng ta đều có một cấu trúc cơ thể, một hệ mạc với độ mạnh, dẻo, bền … khác nhau. Cho nên không thể nào có một định tuyến chuẩn hình mẫu cho chúng ta làm theo khi tập luyện. Việc của chúng ta là thông qua hệ mạc để lắng nghe cơ thể, cảm nhận nó và tạo ra định tuyến và giới hạn cho riêng mỗi chúng ta. Sẽ không có ai giống ai trong tập luyện nhưng ai trong chúng ta cũng đạt được lợi ích tối ưu cho cơ thể, đặc biệt là hệ mạc cơ.
3. Tôi cần một cơ thể có thể đáp ứng mọi chuyển động hơn!
Thật tuyệt vời khi sự lựa chọn thông minh này là của bạn. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên tìm hiểu về chuyển động.
-
Chuyển động tốt cho mạc như thế nào?
Mạc (Fascia) là hệ mô liên kết ba chiều bao bọc, kết nối và hỗ trợ mọi cấu trúc trong cơ thể. Mạc không chỉ đóng vai trò cơ học mà còn có tính cảm nhận, giúp cơ thể giao tiếp với chính nó.
- Duy trì tính đàn hồi & hydrat hóa của mạc
- Tăng khả năng truyền lực & tối ưu hóa hiệu suất vận động
- Hỗ trợ chữa lành & phục hồi
- Kích thích hệ thần kinh cảm nhận
Chính vì vậy, khi đến với Say Move, người tập có những trải nghiệm tập luyện Yoga chuyển động hay các lớp MIM Yoga, MDS Yoga đều hướng đến mục tiêu tối ưu cho hệ mạc cơ, giúp bạn xây dựng một hệ vận động (bao gồm cả cơ, xương, khớp và mạc cơ) khỏe mạnh nên dễ dàng giữ đúng định tuyến mà không phải lạm dụng quy luật bù trừ.
Nhưng, bạn sẽ bất ngờ hơn khi cái bạn cần lúc này, không phải là đúng định tuyến, mà bạn sẽ thích thú hơn nữa với việc tìm kiếm độ linh hoạt, mở rộng biên độ các khớp của cơ thể, đôi khi còn vượt xa biên độ theo định tuyến. Điều này có vẻ như đã phá vỡ các khuôn mẫu định tuyến dính chặt trong đầu bạn bấy lâu!

4. Kết luận
Chuyển động không chỉ đơn thuần là một hoạt động thể chất mà còn là cách cơ thể duy trì sự sống, cảm nhận bản thân và kết nối với thế giới. Đối với hệ mạc, chuyển động chính là chìa khóa giúp nó luôn linh hoạt, khỏe mạnh và thực hiện tốt chức năng của mình. Vì vậy, hãy di chuyển mỗi ngày – không chỉ để khỏe mạnh mà còn để sống trọn vẹn hơn!