Khám phá góc nhìn từ Yoga Chuyển Động – Yoga Move để chăm sóc hệ mô liên kết và nâng cao khả năng vận động toàn diện.
1. Mô liên kết – Gốc rễ của sự linh hoạt và phản xạ
Bạn có từng thắc mắc tại sao cơ thể người này dẻo dai, linh hoạt và phản xạ tốt hơn, trong khi người khác thì không? Câu trả lời nằm ở mô liên kết – một hệ thống bao gồm mạc (fascia), gân, dây chằng và các khớp.
Khác với quan niệm truyền thống chỉ tập trung vào cơ bắp, mô liên kết mới là yếu tố quyết định khả năng linh hoạt, đàn hồi và phản xạ của cơ thể. Đây là cấu trúc nền tảng nhưng thường bị bỏ quên trong phần lớn các lớp Yoga.
2. Lỗi hiểu phổ biến: Giữ tư thế kéo giãn tĩnh thật lâu ?
Nhiều người tập Yoga tin rằng chỉ cần giữ tư thế kéo giãn tĩnh (trong trạng thái thả lỏng) đủ lâu sẽ tác động vào phần âm của cơ thể là mô liên kết (thay vì phần dương là cơ bắp). Tuy nhiên, sự thật không đơn giản như vậy.
Mô liên kết cần được “kích hoạt” bằng chuyển động đa dạng, đa hướng và đa tầng không gian. Phải được chuyển động đủ các chiều chức năng: gập – duỗi, xoay – nghiêng,… trong trạng thái tỉnh thức. Nghĩa là cơ thể phải chuyển động một cách có kiểm soát, có kết nối thì mới thật sự đánh thức và chăm sóc lớp mô này hiệu quả.
3. Ai đang tập mô liên kết hiệu quả hơn?
Cùng so sánh:
- Một người thường xuyên vận động như chạy bộ, chơi thể thao, võ thuật…
- Và một người chỉ tập Yin Yoga hoặc chỉ tập giữ tư thế kéo giãn tĩnh.
Bạn sẽ dễ nhận thấy sự khác biệt về:
- Độ đàn hồi, linh hoạt.
- Khả năng phản xạ cơ.
- Sức mạnh và độ ổn định của khớp gối, mắt cá, vai, lưng,… trong các chuyển động từ thể thao đến đời sống thường ngày.
Nhóm người tập nào có sức khoẻ vận động tốt hơn tự bạn có thể đánh giá khách quan. Ở đây, chúng ta không nhận định về khía cạnh ai giỏi hơn hay dở hơn. Mà quan trọng là phương pháp tập nào giúp ích hiệu quả hơn cho toàn bộ hệ mô liên kết nói riêng và hệ vận động nói chung ?
4. Cẩn trọng: Kéo giãn tĩnh quá lâu có thể phản tác dụng
Các nghiên cứu khoa học cho thấy: nếu chỉ kéo giãn tĩnh quá lâu, thật sự không cải thiện nhiều về ROM (biên độ kéo giãn), mà hệ cơ – mô liên kết có thể bị lỏng lẻo (nhão), mất kết nối và dễ dẫn đến chấn thương trong chuyển động thực tế hay các vận động TDTT.
Muốn giữ cho hệ mô liên kết khỏe mạnh, cơ thể cần được:
•Chuyển động toàn diện theo chức năng tự nhiên của từng khớp,
•Duy trì độ đàn hồi thông qua các tổ hợp bài tập đa dạng, đảm bảo rèn luyện đủ các đặc tính cần thiết cốt lõi.
5. Sự khác biệt của Yoga Chuyển Động (Yoga Move)
Trong các lớp MIM (Myofascial Integrated Mobility) hay MDS (Myofascial Deep Stretching) của Yoga Move, người tập không chỉ “đứng yên”.
Chúng tôi hướng đến:
•Chuyển động liên tục, nhịp nhàng theo hơi thở.
•Kết nối sâu sắc với cảm nhận bên trong.
•Mở rộng khả năng linh hoạt một cách chủ động và đầy kiểm soát.
Tại Say Move, chúng tôi không chạy theo xu hướng Yoga “đẹp – sexy – chill”. Thay vào đó, tập trung tối đa vào:
- Kỹ thuật.
- Cảm nhận.
- Giá trị phục hồi thật sự của cơ thể sau mỗi buổi tập.
6. Yoga Move – Nơi khoa học gặp nghệ thuật
Mỗi chuỗi bài trong các lớp Yoga Chuyển Động (Yoga Move) là sự hòa quyện giữa:
- Giải phẫu học vận động,
- Nghệ thuật chuyển động sáng tạo.
Người tập được hướng dẫn:
- Lắng nghe tín hiệu phản hồi từ các bài tập chuyển động.
- Cân chỉnh lại các lớp cấu trúc thông qua tư thế, động tác, di chuyển và chuyển động.
- Di chuyển một cách tự do nhưng đầy sự hiểu biết và kiểm soát an toàn.
7. Cơ thể chữa lành khi được kết nối đúng cách
Khi bạn chuyển động đúng cách:
- Lớp mạc (fascia) được giải phóng, làm mềm, giãn và trở về trạng thái tự nhiên lành mạnh nhất.
- Hệ thần kinh được xoa dịu, thả lỏng và thư giãn.
- Sự hiểu – cảm – kết nối bên trong bắt đầu được đánh thức.
Đó không chỉ là một buổi tập, mà là một hành trình hiểu – cảm – chữa lành chính mình qua từng chuyển động.
8. Kết luận: Tập Yoga Chuyển Động (Yoga Move) đúng là tập cho mô liên kết
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp Yoga:
- Tác động đến chuyển động: Một hệ mạc khỏe mạnh giúp cơ thể di chuyển linh hoạt và không bị hạn chế. Ngược lại, khi bị căng cứng, hệ mạc có thể làm giảm khả năng vận động và gây đau nhức.
- Hỗ trợ phục hồi và giảm đau: Bằng cách tác động đến hệ mạc, Yoga Chuyển Động (Yoga Move) giúp giải phóng căng thẳng sâu, cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ phục hồi chấn thương.
- Kết nối cảm nhận cơ thể: Hệ mạc cũng đóng vai trò trong proprioception (nhận thức vị trí cơ thể) – giúp bạn cảm nhận từng chuyển động một cách tinh tế hơn.